BỘ MÔN MÁY TÍNH – HỆ THỐNG NHÚNG

Giới thiệu

  • Bộ môn Máy tính – Hệ thống nhúng của Khoa Điện tử – Viễn thông được hình thành dựa trên sự kế thừa và phát triển chuyên sâu lĩnh vực ưu thế truyền thống của Khoa là thu nhận và xử lý dữ liệu (dựa trên cơ sở phần cứng và phần mềm) như thiết kế và ứng dụng các hệ thống nhúng (dựa trên vi xử lý, vi điều khiển, DSPor, FPGA), xử lý tín hiệu số, thiết kế vi mạch số và tích hợp hệ thống vào trong một Chip, lập trình ứng dụng.
  • Hướng chuyên môn của Bộ môn mang tính thời sự và công nghệ cao nên khả năng tìm việc làm của sinh viên sau khi ra trường hoặc học tiếp lên bậc cao hơn có nhiều thuận lợi.

Chương trình đào tạo

  • Chương trình đào tạo của bộ môn được hình thành dựa trên các nền tảng phần cứng máy tính, các kỹ thuật xử lý dữ liệu, truyền dữ liệu và kỹ thuật lập trình. Đây cũng là đặc trưng nổi bật của chuyên ngành Máy tính – Hệ thống nhúng so với các trường bạn với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ nền tảng Điện tử và Viễn thông.


Thiết bị thí nghiệm chủ yếu

Hệ thống nhúng:

Board thí nghiệm dùng PIC, tài trợ bởi MicroChipBoard thí nghiệm truyền thông công suất thấp, hãng Silab
Board lập trình nhúng Raspberry piBoard thí nghiệm SoC FPGA, IntelBoard lập trình nhúng Galileo, tài trợ bởi Intel

 

Các hệ thống máy tính, thu nhận và xử lý dữ liệu, lập trình ứng dụng:

Board thu nhận dữ liệu dùng USB, của NIBoard thu nhận và xử lý dữ liệu trên mạng tốc độ cao qua PCIe của hãng Intel

 

Thiết kế vi mạch số và tích hợp hệ thống vào trong một Chip:

 

 

Board để thử nghiệm tích hợp hệ thống dùng FPGA, tài trợ bởi Intel (Altera)Thiết bị phân tích Logic của hãng Tektronix

Hướng nghiên cứu chính

Hướng nghiên cứu theo thế mạnh truyền thống là thiết kế hệ thống (bao gồm phần mềm và phần cứng) về bảo mật, tốc độ cao, linh hoạt và công suất thấp ứng dụng trong IoT, Smart city, Video. Gần đây, Bộ môn đang mở rộng thêm hướng thiết kế phần cứng (hardware accelerator) và phần mềm (bao gồm cả driver) cho các ứng dụng AI, bảo mật trong IoT.

Một số thành tích nghiên cứu khoa học tiêu biểu

  • Đề tài trọng điểm ĐHQG “Thiết kế hệ thống nhúng trên FPGA và vi mạch Synthesizer dùng trong TTS tiếng Việt”, năm 2015.
  • Đề tài Sở KH&CN TP. HCM, “Nghiên cứu xây dựng giải thuật mã hóa – mật mã (RSA và ZUC) dùng trong việc truyền dữ liệu video và cài đặt phần cứng chuyên dụng phục vụ cho các ứng dụng về an ninh thông tin”, năm 2015.
  • Đề tài Sở KH&CN TP. HCM, “Thiết kế vi mạch dùng SoC FPGA cho các ứng dụng IoT có tính bảo mật cao” năm 2021.
Tăng Phương Phương, giải nhất thiết kế LSI ở Nhật bản (2010)

Cựu Sinh viên tiêu biểu

TS. Nguyễn Xuân Thuận
(khóa 2008 – 2010)

TS. Nguyễn Văn Phúc
(khóa 2006 – 2010)

TS. Hoàng Trọng Thức
(khóa 2008 – 2012)

– Tiến sĩ ở đại học UEC, Nhật bản

– Sau tiến sĩ: Đại học Toronto, Canada
– Hiện tại: Kỹ sư thiết kế FPGA IP Software Development Engineer, Intel Corporation​

– Tiến sĩ ở đại học Colorado Boulder, Mỹ

– Hiện tại: Nghiên cứu và giảng dạy ở Đại học Texas Arlington về lĩnh vực wireless, mobile and embedded systems.

– Tiến sĩ ở đại học UEC, Nhật bản

– Hiện tại: Giảng  dạy và nghiên cứu ở đại học UEC, Nhật bản


Việc làm sau khi tốt nghiệp

Sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học có thể làm việc ở các công ty khoa học công nghệ, các trường, viện nghiên cứu … thuộc các lĩnh vực liên quan hoặc học tiếp chương trình sau đại học ở trong và ngoài nước.
Các doanh nghiệp mà sinh viên của bộ môn làm việc hiện tại khá đa dạng, thể hiện sự phù hợp tốt về nội dung đào tạo của bộ môn và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp như lĩnh vực thiết kế phần mềm nhúng (DEK, TMA, ITRVN…), phần mềm ứng dụng và tích hợp hệ thống: (HPT, FPT, Viettel…), thiết kế vi mạch (chủ yếu là vi mạch số và kiểm thử: Intel, Renesas, Marvel, Synopsys…).