CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ
Chuyên ngành Vi điện tử và thiết kế vi mạch
Mục tiêu đào tạo
- Chương trình đào tạo sẽ trang bị cho người học kiến thức nâng cao về linh kiện điện tử, kỹ năng thiết kế vi mạch tương tự và vi mạch số, công nghệ sản xuất vi mạch, được cập nhật thường xuyên theo sự phát triển của ngành công nghiệp vi mạch trong và ngoài nước.
- Chương trình có sự kết hợp giữa kiến thức hàn lâm và các hoạt động thực tế trong công nghiệp, có sự tham gia thỉnh giảng của các giáo sư từ các đại học Nhật Bản và Hoa Kỳ và các chuyên gia từ các công ty thiết kế vi mạch.
Thế mạnh của chương trình
- Chương trình đào tạo sẽ trang bị cho người học kiến thức nâng cao về linh kiện điện tử, kỹ năng thiết kế vi mạch tương tự và vi mạch số, công nghệ sản xuất vi mạch, được cập nhật thường xuyên theo sự phát triển của ngành công nghiệp vi mạch trong và ngoài nước.
- Chương trình có sự kết hợp giữa kiến thức hàn lâm và các hoạt động thực tế trong công nghiệp, có sự tham gia thỉnh giảng của các giáo sư từ các đại học Nhật Bản và Hoa Kỳ và các chuyên gia từ các công ty thiết kế vi mạch.
Lợi ích của học viên khi tham gia chương trình đào tạo
Học viên sau khi tốt nghiệp sẽ được trang bị các kiến thức chuyên môn, kỹ năng nâng cao và có các khả năng sau:
- Có được những kiến thức chuyên môn sâu trong lĩnh vực vi mạch điện tử.
- Làm chủ kiến thức chuyên ngành Vi điện tử, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực vi điện tử, thiết kế vi mạch và hệ thống nhúng; có tư duy phản biện; có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực vi điện tử, thiết kế vi mạch và hệ thống nhúng.
- Có kỹ năng phân tích và thiết kế vi mạch, hệ thống vi điện tử ở mức độ phức tạp; có kỹ năng nghiên cứu độc lập;
- Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được một báo cáo hay bài phát biểu về hầu hết các chủ đề trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn; có thể trình bày rõ ràng các ý kiến và phản biện một vấn đề kỹ thuật bằng ngoại ngữ.
Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp
Học viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí công việc đòi hỏi chuyên môn và kỹ năng bậc cao như:
- Đảm trách các công việc kỹ thuật đòi hỏi chuyên môn sâu hay làm công tác quản lý tại các công ty.
- Tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu.
- Đủ năng lực chuyên môn để tham gia các chương trình đào tạo tiến sỹ trong nước hay ở nước ngoài.
- Thực hiện nghiên cứu chuyên môn sâu về lĩnh vực vi điện tử, thiết kế vi mạch và hệ thống nhúng.
Sơ nét về chương trình đào tạo
Cấu trúc chương trình đào tạo bao gồm:
- Kiến thức chung
- Triết học
- Ngoại ngữ
- Kiến thức cơ sở và chuyên ngành
- Luận văn tốt nghiệp
Một số môn lý thuyết có thể bao gồm cả phần bài tập thực tế, bài tập nhóm hoặc thực nghiệm đi kèm để học viên có thể áp dụng và liên hệ với lý thuyết.
Một số môn được đánh giá cuối kỳ bằng seminar nhằm giúp học viên trang bị kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo.
Khung chương trình Kỹ thuật điện tử – chuyên ngành Vi điện tử và Thiết kế vi mạch khoá năm 2022
Khung-chuong-trinh-Vi-dien-tu-va-thiet-ke-vi-mach-2022