Mã ngành | Ngành học | Chỉ tiêu (dự kiến) |
7520207_NN | Nhóm ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông, Thiết kế vi mạch | ~200 |
7520207_DKD | Kỹ thuật điện tử – viễn thông (CT tăng cường tiếng Anh) | ~100 |
Phương thức 1
Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh đại học chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo
1% – 5% chỉ tiêu
Thông tin chi tiết xem tại đây.
Phương thức 2
a) Ưu tiên xét tuyển thẳng của ĐHQG: tối đa 5% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành.
b) Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG-HCM: tối đa 20% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành.
Thông tin chi tiết xem tại đây.
Phương thức 3
Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
15% – 40% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành.
Phương thức 4
Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2024 do ĐHQG-HCM tổ chức.
45% – 55% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành.
Thông tin chi tiết xem tại đây.
Phương thức 5
Xét tuyển dựa trên kết quả học tập của chương trình THPT quốc tế đối với thí sinh người nước ngoài và thí sinh người Việt Nam học Trường nước ngoài.
Chỉ tiêu tối đa 2% theo ngành/nhóm ngành.
Thông tin chi tiết xem tại đây.
Phương thức 6
Xét tuyển dựa trên kết quả các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế kết hợp với kết quả học tập THPT
Chỉ tiêu 8%-20% theo ngành/nhóm ngành.
Thông tin chi tiết xem tại đây.
các câu hỏi thường gặp - gửi câu hỏi thắc mắc
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Xem thêm các câu hỏi thường gặp liên quan đến thông tin tuyển sinh của Trường tại đây
Cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp là rất cao. Ngành kỹ thuật điện tử, viễn thông hiện đang được nhiều nhà tuyển dụng săn đón. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở các doanh nghiệp điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, mạng máy tính. Các vị trí có thể đảm nhiệm như kỹ sư phần cứng, phần mềm, thiết kế mạng, quản trị hệ thống, … với mức lương khởi điểm từ 8-15 triệu đồng.
Ngành Kỹ thuật Điện tử, viễn thông cần sinh viên biết lập trình cơ bản. Việc giỏi lập trình là một lợi thế. Sinh viên cần có kỹ năng logic tốt, tư duy phân tích và khả năng tự học để có thể tiếp thu tốt các kiến thức ở các môn học có yêu cầu về lập trình sau này.
Về cơ bản, chương trình tăng cường tiếng Anh và chương trình thông thường được thiết kế cập nhật và đáp ứng được các nhu cầu của xã hội. Chương trình tiếng Anh tăng cường (chất lượng cao) có một vài điểm khác biệt như:
- Đội ngũ giảng dạy là các Giảng viên trình độ cao.
- Lớp học ít sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên tương tác với giảng viên nhiều hơn.
- Một số một học được học bằng tiếng Anh giúp sinh viên nâng cao trình độ tiếng Anh chuyên ngành, chuẩn bị tốt cho sinh viên du học hoặc làm việc trong môi trường quốc tế.
- Phòng học được trang bị đầy đủ, phòng thực hành tân tiến.
- Có chủ nhiệm lớp chăm sóc, sát sao suốt quá trình học tập.
Cơ hội du học và học bổng của sinh viên khá tốt. Khoa Điện tử – Viễn thông có nhiều chương trình hợp tác với các trường đại học lớn trên thế giới để sinh viên có cơ hội đi trao đổi, thực tập tại nước ngoài. Ngoài ra, sinh viên cũng có cơ hội nhận học bổng tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp để theo học tại các nước như Nhật, Mỹ, Australia, Hàn Quốc, …
Mức lương khởi điểm đối với sinh viên mới ra trường dao động từ 10-15 triệu đồng/tháng. Mức lương cao nhất có thể lên tới 18 triệu nếu làm việc tại các công ty nước ngoài, tập đoàn lớn. Sau 2-3 năm làm việc, nếu nỗ lực phấn đấu, mức lương có thể đạt hơn 25 triệu đồng.
Mức lương này cũng có sự thay đổi tùy thuộc vào trình độ chuyên môn, năng lực và quy mô doanh nghiệp hoặc theo tính chất công việc.
Ngành Kỹ thuật điện tử, viễn thông có 3 chuyên ngành:
- Điện tử: tập trung vào hướng thiết kế vi mạch, điện tử y sinh và hệ thống tích hợp thông minh.
- Máy tính – Hệ thống nhúng: thu nhận và xử lý dữ liệu (dựa trên cơ sở phần cứng và phần mềm) như thiết kế và ứng dụng các hệ thống nhúng (dựa trên vi xử lý, vi điều khiển, DSPor, FPGA), xử lý tín hiệu số, mạng máy tính và lập trình ứng dụng trên mạng, thiết kế vi mạch số, tích hợp hệ thống vào trong một Chip…
- Viễn thông – Mạng: đào tạo những sinh viên trở thành những kỹ sư giỏi để làm việc lại các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông-mạng, các công ty thiết kế, cung cấp giải pháp mạng viễn thông, hoặc tiếp tục học lên cao hơn ở trong và ngoài nước
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty, tập đoàn hàng đầu như: FPT, Viettel, VNPT, CMC, Mobifone… hoặc các công ty nước ngoài đặt chi nhánh tại Việt Nam: DEK, Renesas, Bosch, Ampere, Savarti, …
Các môn học THPT cần chuẩn bị tốt gồm: Toán, Lý, Hoá, Tin học (lập trình cơ bản). Ngoài ra, sinh viên nên tự học thêm các kiến thức về mạch điện, điện tử để dễ tiếp thu các kiến thức chuyên ngành. Các môn học khác cũng cần thiết cho kiến thức xã hội và kỹ năng mềm.
Chương trình tiếng Anh tăng cường không phải tất cả các môn học đều được giảng dạy bằng tiếng Anh.
Ngành CNTT tập trung nhiều vào lập trình, phát triển phần mềm, ứng dụng, mạng máy tính. Ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông chú trọng hơn đến phần cứng, thiết kế vi mạch, hệ thống điều khiển tự động, mạch điện tử, mạng máy tính cơ bản, truyền dẫn thông tin, nghiên cứu các kỹ thuật mạng không dây tiên tiến. Ngành CNTN và Điện tử viễn thông đều có những môn học hiện đại và phù hợp với xu hướng như Iot, trí tuệ nhân tạo, robotics, …
Xu hướng của các bạn sinh viên chọn ngành CNTT thường thích làm về phần mềm, lập trình ứng dụng, mạng còn các bạn chọn Điện tử viễn thông làm về vi mạch, phần cứng và mạng viễn thông. Vì hai ngành này đều là những ngành đang được quan tâm và nhu cầu cao nên cơ hội việc làm của 2 ngành này tương đương nhau.