Chương trình học bổng sau đại học của ĐHQG-HCM năm 2022

Nhằm khuyến khích học viên và nghiên cứu sinh tập trung thời gian cho việc học tập và nghiên cứu khoa học (NCKH) thuộc các lĩnh vực đào tạo sau đại học tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM), Giám đốc ĐHQG-HCM đã ký Quyết định số 1180/QĐ-ĐHQG ngày 26/9/2018 về việc phê duyệt Đề án học bổng sau đại học của ĐHQG-HCM.

1. Mục tiêu của học bổng sau đại học của ĐHQG-HCM

– Hỗ trợ kinh phí cho học viên và nghiên cứu sinh có kết quả học tập tốt, có công trình NCKH có chất lượng được thể hiện tối thiểu qua bài báo được đăng hoặc được nhận đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục Web of Science (WoS)/Scopus; hoặc đã công bố tối thiểu 02 báo cáo trong kỷ yếu hội thảo quốc tế uy tín, có phản biện, xuất bản bằng tiếng nước ngoài; hoặc 02 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài uy tín, có phản biện; hoặc tham gia đề tài NCKH các cấp đã được nghiệm thu.

– Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, uy tín, vị thế của ĐHQG-HCM và các cơ sở đào tạo (CSĐT).

2. Số lượng và giá trị học bổng:

– Năm 2022, ĐHQG-HCM cấp 15 suất thạc sĩ15 suất tiến sĩ.

– Giá trị học bổng
* Học bổng thạc sĩ: 25.000.000đ/suất
* Học bổng tiến sĩ: 75.000.000đ/suất

– Tùy theo tình hình thực tế, số suất học bổng của học viên hoặc nghiên cứu sinh có thể điều chỉnh theo từng trình độ sao cho đảm bảo tổng số tiền được cấp hàng năm.

3. Tiêu chí lựa chọn

a. Đối với học viên cao học

  • Học viên năm thứ nhất hoặc học viên năm cuối (tính theo theo thời gian nhập học):
  • Học đúng tiến độ theo kế hoạch của CSĐT.
  • Có kết quả học tập cuối năm đạt tối thiểu 7.5 điểm/năm (đối với các lĩnh vực sau: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên; Nhân văn; Khoa học xã hội và hành vi; Báo chí và thông tin; Kinh doanh và quản lý; Pháp luật và Dịch vụ xã hội) và 7.0 (đối với các lĩnh vực sau: Khoa học sự sống; Khoa học tự nhiên; Toán và thống kê, Máy tính và công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật; Kỹ thuật; Sản xuất và chế biến; Kiến trúc và xây dựng; Sức khỏe và Môi trường và bảo vệ môi trường).
  • Có tối thiểu 24 giờ làm việc/tuần (ngoài thời gian học trên lớp) dành cho việc học tập và nghiên cứu tại CSĐT (đối với học viên năm cuối).
Sản phẩm nghiên cứu khoa học: Có tối thiểu 01 bài báo được đăng hoặc được nhận đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục Web of Science (WoS)/Scopus; hoặc đã công bố tối thiểu 02 báo cáo trong kỷ yếu hội thảo quốc tế uy tín, có phản biện, xuất bản bằng tiếng nước ngoài; hoặc 02 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài uy tín, có phản biện; hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học các cấp đã được nghiệm thu (đối với học viên năm cuối).
  • Đạt chuẩn trình độ ngoại ngữ theo quy định hiện hành của ĐHQG-HCM.

b. Đối với nghiên cứu sinh

  • Nghiên cứu sinh năm thứ nhất hoặc nghiên cứu sinh năm thứ hai hoặc nghiên cứu sinh năm thứ ba (tính theo theo thời gian nhập học):
  • Học đúng tiến độ theo kế hoạch của CSĐT.
  • Có kết quả học tập cuối năm đạt tối thiểu 5 điểm/năm (đối với các lĩnh vực sau: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên; Nhân văn; Khoa học xã hội và hành vi; Báo chí và thông tin; Kinh doanh và quản lý, Pháp luật và Dịch vụ xã hội) và 7.0 điểm (đối với các lĩnh vực sau: Khoa học sự sống; Khoa học tự nhiên; Toán và thống kê; Máy tính và công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật; Kỹ thuật; Sản xuất và chế biến; Kiến trúc và xây dựng; Sức khỏe; Môi trường và bảo vệ môi trường).
  • Có tối thiểu 24 giờ làm việc/tuần (ngoài thời gian học trên lớp) dành cho việc học tập và nghiên cứu tại CSĐT.
  • Sản phẩm nghiên cứu khoa học: Có tối thiểu 01 bài báo được đăng hoặc được nhận đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục Web of Science (WoS)/Scopus; hoặc đã công bố tối thiểu 02 báo cáo trong kỷ yếu hội thảo quốc tế uy tín, có phản biện, xuất bản bằng tiếng nước ngoài; hoặc 02 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài uy tín, có phản biện; hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học các cấp đã được nghiệm thu (đối với nghiên cứu sinh năm thứ hai và năm thứ ba).
  • Đạt chuẩn trình độ ngoại ngữ theo quy định hiện hành của ĐHQG-HCM.

4. Quy định khác

  • Học bổng sẽ bị hủy bỏ nếu học viên, nghiên cứu sinh vi phạm pháp luật, hoặc bị phát hiện có gian lận trong hồ sơ xin xét tuyển, hoặc có hành vi xấu đối với ĐHQG-HCM và CSĐT.
  • Học viên, nghiên cứu sinh đã nhận học bổng khác trong năm học này thì không được phép nhận học bổng sau đại học của ĐHQG-HCM.
  • Học bổng này KHÔNG ÁP DỤNG cho cán bộ công chức viên chức, nghiên cứu viên và các hình thức ký hợp đồng làm việc tại ĐHQG-HCM và CSĐT.

5. Hình thức trao học bổng

Căn cứ phê duyệt của ĐHQG-HCM về số lượng học bổng, Quỹ Phát triển sẽ tổ chức Lễ trao học bổng và trao trực tiếp các suất học bổng đến học viên, nghiên cứu sinh thông qua thẻ Đồng thương hiệu ĐHQG-VCB.

6. Trách nhiệm của học viên, nghiên cứu sinh

– Sử dụng học bổng theo đúng mục đích, yêu cầu của ĐHQG-HCM.
– Tích cực phấn đấu trong học tập, nghiên cứu và rèn luyện tốt, đáp ứng các tiêu chí hỗ trợ học bổng.
– Cung cấp thông tin chính xác, minh bạch về quá trình học tập, NCKH và tình hình làm việc của bản thân sau khi tốt nghiệp theo yêu cầu của CSĐT.
– Phối hợp với ĐHQG-HCM, CSĐT quảng bá hình ảnh cá nhân cũng như thương hiệu của ĐHQG-HCM, Quỹ Phát triển ĐHQG-HCM và CSĐT.

7. Hồ sơ học bổng (làm thành 02 bản)
1. Lý lịch khoa học có dán ảnh
2. Bản photocopy CMND/CCCD
3. Kết quả học tập (Bảng điểm)
4. Văn bằng, chứng chỉ chứng minh đạt chuẩn trình độ ngoại ngữ trong đào tạo sau đại học
5. Thư giới thiệu của Giảng viên hướng dẫn hoặc của Ban chủ nhiệm Khoa/Bộ môn
6. Giấy xác nhận thời gian học tập của học viên, nghiên cứu sinh tại CSĐT.
7. Các thành tích khen thưởng khác (nếu có).
8. Minh chứng các sản phẩm NCKH, kèm bảng kê thông tin sản phẩm KHCN (mẫu 1)

  • Thời gian nhận hồ sơ: từ ngày ra thông báo đến 16g00 ngày 28/9/2022
  • Địa điểm nhận hồ sơ: Phòng Đào tạo Sau đại học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên.

Kính đề nghị Ban Chủ nhiệm Khoa thông báo đến những học viên sau đại học có quan tâm đăng ký tham gia chương trình học bổng này. Thông tin về chương trình học bổng đã được đăng trên trang web https://sdh.hcmus.edu.vn/thong-tin-hoc-bong/.